CHỦ SỞ HỮU NHCN

1. Tổng quan về huyện Yên Phong

Yên Phong là một huyện đồng bằng, nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Ninh, thuộc vùng Châu thổ Sông Hồng.

– Vị trí địa lý: Phía Bắc lấy Sông Cầu làm giới hạn, Yên Phong giáp với hai huyện Hiệp Hòa và Việt Yên (Tỉnh Bắc Giang); Phía Nam giáp huyện Đông Anh (TP. Hà Nội), huyện Từ Sơn, huyện Tiên Du (Bắc Ninh); Phía Đông giáp thành phố Bắc Ninh (Bắc Ninh); Phía Tây lấy Sông Cà Lồ làm giới hạn, Yên Phong giáp huyện Đông Anh, huyện Sóc Sơn (TP. Hà Nội).

– Tổng diện tích tự nhiên hiện nay của Huyện là khoảng 9.693,1 ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp là 5.678,3 ha, đất chuyên dùng 1.997,3 ha và đất ở là 973.8 ha.

– Huyện Yên Phong có 14 đơn vị hành chính gồm: Thị trấn Chờ, Xã Tam Giang, Xã Hòa Tiến, Xã Yên Phụ, Xã Trung Nghĩa, Xã Đông Thọ, Xã Văn Môn, Xã Đông Tiến, Xã Yên Trung, Xã Dũng Liệt, Xã Tam Đa, Xã Đông Phong, Xã Long Châu, Xã Thụy Hòa.

Bên cạnh là một vùng đất giàu truyền thống, Yên Phong là nơi được biết đến có rất nhiều sản phẩm ẩm thực, thủ công mỹ nghệ và nông nghiệp nổi tiếng như: Bánh tẻ Chờ, Bánh cúc Chờ, Bánh đa nem Yên Phụ, Bánh đa vừng Tam Giang, Rượu Đại Lâm, Nghệ vàng, Nếp cái hoa vàng Yên Phụ, Vỏ gỗ cây đồng hồ Ô cách, Bàn ghế Âu Á tay hộp Trung Nghĩa, Tơ tằm Vọng Nguyệt,…

Mặc dù có rất nhiều sản phẩm nổi tiếng từ lâu được nhiều người biết đến, nhưng đến nay huyện Yên Phong chưa có sản phẩm nào được đăng ký Chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận hay nhãn hiệu tập thể để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm gắn với địa danh, phục vụ cho quá trình sản xuất và lưu thông trên thị trường.

2. Xã Yên Phụ – huyện Yên Phong

– Vị trí địa lý:

Nằm ở phía Tây cách huyện lị Yên Phong 4 km,

Miền quê “Thất Diệu sơn”, có 7 quả núi nổi lên giữa một vùng đồng bằng, nằm án ngự trên tỉnh lộ 286.

Phía Bắc và Tây Bắc giáp các xã Tam Giang, Hòa Tiến.

Phía Nam giáp xã Thụy Lâm – Đông Anh – Hà Nội.

Phía Đông giáp Thị trấn Chờ.

Phía Nam giáp xã Văn Môn.

Tính đến năm 2015, xã có tổng diện tích tự nhiên là 553,96 ha.

Yên Phụ có hệ thống giao thông đường bộ thuận tiện, con đường tỉnh lộ 286 đi từ thành phố Bắc Ninh tới Phù Lỗ (Hà Nội) chạy qua trung tâm xã. Phía Bắc xã có đường cao tốc 18 chạy qua nối liền Yên Phụ với khu chế xuất Sóc Sơn và sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội).

Phía Đông có con đường liên xã nối liền Yên Phụ với Văn Môn và các xã khác trong huyện.

Phía Tây của xã có tuyến đường liên huyện nối với Đông Anh và vùng ngoại ô Hà Nội.

– Về hành chính

Đầu thời Nguyễn đến trước cách mạng tháng Tám có tên gọi An Phụ Thượng thuộc tổng Phương La.

Năm 1948 hợp nhất với xa Yên Diên (gồm Yên Vĩ và Diên Lộc), xã Hợp Tiến (gồm Yên Tân, Yên Phụ Hậu) Đồng Nhân thành lập xã Hòa Tiến.

Tháng 10/1956, Yên Phụ được tahs khỏi xã Hòa Tiến, thành lập xã Hòa Bình.

Năm 1971, đổi tên Hòa Bình thành xã Yên Phụ thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, từ năm 1963-1996 thuộc tỉnh Hà Bắc. Từ năm 1997 đến nay thuộc tỉnh Hà Bắc. Từ năm 1997 đến nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Xã có 5 thôn gồm:

+ Thôn An Ninh

+ Thôn Cầu Gạo

+ Thôn Cầu Giữa

+ Thôn Đức Lân

+ Thôn An Tập.

Theo số liệu thống kê đến năm 2015, dân số khoảng 11.245 người với số hộ nhân khẩu 2759 hộ.

– Di tích lịch sử văn hóa và lễ hội

+ Đình Yên Phụ là một công trình kiến trúc cổ được xây dựng vào thời Lê. Trong thời kỳ chống Pháp, gian tiền tế bị phá dỡ, năm 1997 – 1998 được nhân dân địa phương phục dựng lại. Đình làng là trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng, là nơi tổ chức lễ hội hàng năm, tổ chức các nghi lễ thờ Thành hoàng làng và các hoạt động văn hóa – xã hội khác.

Nhân dân Yên Phụ xưa thờ các vị Thánh hoàng là:

  • Cao sơn Đại vương.
  • Khang dân phụ quốc Đại vương.
  • U nhàn Nương hậu phí phu nhân.

Sau này, nhân dân Yên Phụ có tôn thờ Thái úy Lý Thường Kiệt để ghi nhớ công ơn và chiến công của ông.

+ Chùa Yên Phụ có tên là Phúc Sơn Tự, tương truyền ngôi chùa này có từ thời Lý, được tôn tạo nhiều thời kỳ. Tài liệu thống kê di tích lịch sử của làng trước Cách mạng tháng 8 miêu tả Chùa Phúc Sơn: có 12 nhà, ngôi thượng điện có chuôi duộc, giữa là giác chuông, trên có tam quan, xung quanh có hành lang bao bỏ, bên trái là nhà Tổ, nhà sư ở, nhà bếp. Ngôi chùa đúc chạm ít nhưng dáng đẹp, đã được viện Viễn Đông Bác Cổ chụp ảnh, bảo tồn.

  • Đền Núi:

Đền Yên Phụ nằm trên đỉnh núi Đồn (thường được gọi là Đền Núi), là một kiến trúc cổ bị phá hoại trong kháng chiến chống Pháp. Năm 2958, nhân dân địa phương xây dựng lại. Đền có kiến trúc chữ Tam, có 3 tòa chính: Tòa tiền tế rộng 5 gian, làm bằng gỗ lim, theo lối con trồng, chân tảng bằng đá muối.

Đền Yên Phụ xưa thờ 3 vị thượng đẳng thần là Cao Sơn Đại Vương; Khang dân phụ Quốc Đại Vương; U Nhàn Nương Hậu phi phu nhân. Đây là một di tích lịch sử có giá trị, trong đền hiện có lưu giữ hàng chục đạo sắc phong thần của các triều đại phong kiến cùng nhiều cổ vật khác nhau. Tấm bảng gỗ trong đền ghi lại các sự tích Thành hoàng làng và nhân dân Yên Phụ từng giúp Lý Thường Kiệt đại phá giặc Tống, ghi lại nguyên văn chữ Hán bài thơ “Thoái Lỗ” của Lý Thường Kiệt, một áng hùng văn thiên cổ bất hủ của dân tộc ta.

Trong đền còn nhiều câu đối ca ngợi cùng đất Thất Diệu Sơn gắn liền với những chiến tích, võ công oai hùng của dân tộc.

  • Miếu Bạch Kê

Miếu nằm trên đỉnh núi Thất Diệu, bên cạnh Đền Núi, thuộc địa phận thôn An Ninh ở khu vực trung tâm xã Yên Phụ.

Đây là ngôi miếu cổ đã bị phá hoại trong thời kỳ chiến tranh và nay đã được khôi phục lại. Miếu thờ thần Bạch Kê (Gà trắng, nhân dân địa phương xưa gọi là Bà Chúa Núi).

Khi An Dương Vương đắp thành Cổ Loa, có các nàng tiên gánh đất từ núi Thất Diệu về đắp thành. Thành ốc cứ đắp lại đổ, nhiều vết chân gà bới. Ban đêm khi các nàng tiên gánh đất đắp thành, Bạch Kê tinh giả tiếng gà gáy sớm. Các nàng tiên tưởng trời sáng vội vàng quăng gánh đất để về trời. Chỗ gánh đất đổ sau gọi là Núi Sái.

An Dương Vương được thần Kim Quy báo mộng có thần Bạch Kê phá hoại, liền đến Thất Diệu Sơn diệt gà trắng. Đào núi thấy nhạc khí và hài cốt đem đi đốt. Từ đó mới xây xong.

  • Điếm Trung Quân: Thuộc địa phận thông Cầu Gạo. Đây là một ví trí quân sự của quân đội nhà Lý trong cuộc kháng chiến chống  giặc Tống (1077).
  • Nhà thờ họ Trần: Thuộc địa phận thôn Cầu Gạo là một kiến trúc cổ, được xây dựng từ thời Nguyễn, là nơi tổ chức các nghi lễ thờ cúng của dòng họ Trần, hiện còn hai bức hoành phi, sập gỗ, trạm trổ đẹp.
  • Nhà thờ họ Nguyễn: Thuộc thôn An Tập, dòng họ này có hai vị đỗ đại khoa là Nguyễn Chiêu Huấn và Nguyễn Khắc Khoan.
  • Nhà thờ họ Chu: Thuộc thôn Cầu Gạo là nơi tôn thờ tiến sĩ Chu Văn Nghị. Tại nhà thờ hiện có nhiều cổ vật có giá trị, đặc biệt là tấm bia đá “Chu tiên sinh từ đường” do các học trò của ông soạn vào năm Tự Đức thứ 13 (1860).

– Hội và lệ

Là một trung tâm hội cư đông đúc, phồn vinh, miền quê Yên Phụ từ lâu đã tạo nên những truyền thống văn hóa trong sáng, lành mạnh, gắn liền với những phong tục, tập quán cổ truyền hấp dẫn, độc đáo.

Hội lệ được tổ chức hàng năm cùng với nhiều hoạt động văn hóa tinh thần rất phong phú là nét nổi bật của phong tục địa phương.

Hội lệ Yên Phụ được tổ chức vào các ngày 16 đến 20 tháng Giêng hàng năm.