Miền Bắc gọi là Bánh Đa Nem còn tại một số tình Miền Trung và Miền Nam thì gọi là Bánh Tráng. Bản chất 2 tên gọi này là chung cho cùng 1 loại bánh. Ở miền Bắc trước đây cũng gọi là bánh tráng do cách làm là bánh được tráng mỏng, đến thời chúa Trịnh Tráng ở đàng Ngoài thì phải đổi gọi là bánh đa để kiêng húy chúa Trịnh Tráng. Ở đàng Trong không chịu ảnh hưởng của các chúa Trịnh nên tiếp tục gọi loại bánh này là bánh tráng
Quy trình làm bánh tráng hay bánh đa giống nhau :
Nguyên liệu :
Nguyên liệu chính để làm bánh là gạo,muối và nước. Tùy vào tình trạng thời tiết mà người làm bánh sẽ cho 1 lượng muối vừa đủ để bánh được dẻo và dai.
Cách làm :
Bước 1: Ngâm Gạo
Gạo thường được ngâm qua đêm để hôm sau xay gạo.
Bước 2: Xay gạo
Trước kia khi chưa có máy móc hỗ trợ, thì người dân phải xay bằng tay. Nhưng ngày nay công việc này đã được thay thế bằng máy xay bột, giúp người dân giảm thiểu được rất nhiều công sức.
Bước 3: Tráng Bánh
Gạo sau khi đã xay hòa trộn thêm với muối tạo thành một bột tráng bánh, mỗi gia đình sẽ có một bí quyết riêng để bánh dẻo, dai và không bị giòn khi thời tiết thay đổi, bánh được tráng ra từng phên tre và mang đi phơi.
Bước 4: Phơi Bánh
Để có được những tấm bánh thơm phức thì bánh phải phơi bằng ánh nắng tự nhiên. Tùy vào nhiệt độ ngoài trời và kinh nghiệm thì thời gian phơi ngoài nằng khác nhau, sau khi phơi xong ngoài nắng thì phải đưa vào bóng râm để bánh không bị giòn và vỡ.
Bước 5: Bóc Bánh
Bánh sau khi đã khô thì tiến hành bóc bánh, loại bỏ những tấm rách để đảm bảo đến tay người tiêu dung 100% bánh lành.
Bước 6: Cắt Bánh
Bánh sẽ có hình tròn hoặc hình vuông tùy theo yêu cầu của khách hàng, công đoạn này sẽ được thực hiện trên máy cắt.